Chương trình đào tạo thuộc bộ môn Dịch tễ

Bộ môn Dịch tễ cung cấp những khóa học và nghiên cứu có chất lượng cao về Dịch tễ và Phương pháp nghiên cứu cho các đối tượng sau đây:

  • Hệ Sau Đại học:
    • Thạc sĩ Y tế công cộng
    • Tiến sĩ Y tế công cộng
    • Tiến sĩ tế công cộng
    • Tiến sĩ Quản lý bệnh viện
    • Thạc sĩ Dinh dưỡng
    • Thạc sĩ Kỹ thuật xét nghiệm y học
    • Thạc sĩ Công tác xã hội
    • Chuyên khoa I Y tế công cộng
    • Chuyên khoa II Tổ chức Quản lý y tế
  • Hệ Đại học
    • Cử nhân Y tế công cộng,
    • Cử nhân Kỹ thuật xét nghiệm Y học
    • Cử nhân Công tác xã hội
    • Cử nhân Dinh dưỡng
    • Cử nhân Kỹ thuật phục hồi chức năng
    • Cử nhân Công nghệ kỹ thuật môi trường

Các học phần cung cấp:

 1. Dịch tễ học cơ bản (CN)

Môn học sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản nhất về Dịch tễ học. Những thông tin này bao gồm: Định nghĩa và các khái niệm cơ bản của Dịch tễ học; Các tần số đo lường bệnh trạng; Các phương pháp Dịch tễ học áp dụng trong Y tế Công cộng; Dự phòng và giám sát Y tế Công cộng; và Ứng dụng của Dịch tễ học trong khoa học môi trường bệnh nghề nghiệp, lượng giá dịch vụ, chính sách y tế.

 2. Dịch tễ học (CK1, ThS, TS)

Môn học này tập trung giới thiệu cho học viên những nguyên lý và các phương pháp dịch tễ học cơ bản. Những nội dung chính của khoá học bao gồm: Cách tiếp cận dịch tễ học trong việc xác định và đo lường những biến cố liên quan đến sức khoẻ trong quần thể; Những điểm mạnh và hạn chế của mỗi loại thiết kế nghiên cứu dịch tễ học; Các loại sai số chính gặp trong các nghiên cứu dịch tễ học và cách giảm thiểu. Đánh giá căn nguyên trong dịch tễ; Vai trò của dịch tễ học trong việc giám sát và đánh giá các chương trình y tế công cộng.

 3. Phương pháp nghiên cứu định lượng (CK1, ThS, TS)

Môn học này được xây dựng nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng để học viên có thể: Xác định và chọn được chủ để nghiên cứu thích hợp; Viết được mục tiêu của các chủ đề nghiên cứu lựa chọn; Lựa chọn được phương pháp nghiên cứu thích hợp cho mục tiêu nghiên cứu; Phát triển được những công cụ thu thập số liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu; Phát triển được kế hoạch phân tích số liệu nghiên cứu; Xây dựng được đề cương nghiên cứu hoàn chỉnh.

5. Điều tra một vụ dịch (CN)

Hiện nay do các thay đổi về môi trường, điều kiện vệ sinh, phát triển kinh tế, cũng như sự tăng cường giao lưu trên thế giới và trong khu vực, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện và có khả năng lây lan rộng như bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp nguy hiểm (SARS), cúm A H5N1, cúm A H1N1, bệnh tả. Công tác phòng chống dịch bệnh là những ưu tiên trong triển khai các hoạt động phòng bệnh của các cán bộ y tế ở tất cả các tuyến trong hệ thống y tế. Môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên cử nhân y tế công cộng chuyên ngành Dịch tễ học những khái niệm liên quan tới dịch bệnh, kiến thức về phòng chống, xác định, kiểm soát các vụ dịch thường xảy ra ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

6. Dịch tễ học chấn thương (CN)

Đây là một nội dung mới được cập nhật và trình bày cho học viên. Nội dung chủ yếu của môn học đưa ra: Chấn thương là vấn đề của YTCC; Mô hình dịch tễ học chấn thương, tình hình chấn thương toàn cầu và Việt Nam; Định nghĩa chấn thương, sự khác nhau giữa Chấn thương và Tai nạn; Phân loại chấn thương có chủ định và Chấn thương không có chủ định; Những nét khái quát của các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát chấn thương.